Giá hàng hóa trên toàn bộ các thị trường, từ dầu, vàng, đồng, sắt thép đến cao su, cà phê… đồng loạt lao dốc trong phiên 15/7 do dự đoán Mỹ sẽ tăng mạnh lãi suất trong kỳ họp sắp tới và điều đó sẽ gây suy thoái kinh tế và làm suy giảm nhu cầu.
Dầu giảm
Giá dầu giảm trong phiên vừa qua do dự đoán Mỹ tăng mạnh lãi suất vào cuối tháng này – điều có thể ngăn chặn lạm phát, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ.
Giá dầu Brent kỳ hạn giao tháng 9 kết thúc phiên giảm 47 cent, tương đương 0,5% xuống 99,10 USD/thùng và là phiên thứ 3 liên tiếp kết thúc ở mức dưới 100 USD. Giá dầu Tây Texax (Mỹ) giao tháng 8 cũng giảm 52 cent, tương đương 0,5%, xuống 95,78 USD/thùng.
Cả hai hợp đồng đều ở mức giá thấp hơn lúc đóng cửa ngày 23/2 – ngày bắt đầu xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, với dầu Brent thấp nhất kể từ 21/2.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được coi là đang tăng cường cuộc chiến với lạm phát – cao nhất trong vòng hơn 40 năm, với việc tăng lãi suất cơ bản lên 100 điểm trong tháng này sau khi báo cáo cho thấy áp lực giá đang gia tăng một cách nghiêm trọng. Cuộc họp chính sách của Fed dự kiến diễn ra vào ngày 26-27/7.
Vàng giảm hơn 2%
Giá vàng quay đầu giảm mạnh, mất hơn 2%, xuống mức thấp nhất trong gần 1 năm do USD tiếp tục tăng mạnh.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên giảm 1,5% xuống 1.710,02 USD/ounce, sau khi giảm hơn 2% trước đó trong phiên; giá vàng kỳ hạn tháng 8 giảm 1,7% xuống 1.705,8 USD.
"Vàng sẽ khó may han tien dat có khả năng tăng giá trừ khi lạm phát giảm xuống đủ để ngăn việc tăng lãi suất hoặc nếu các ngân hàng trung ương khác bắt đầu tăng lãi suất mạnh tay như Fed, và điều đó có thể làm suy yếu đồng đô la," Philip Streible, chiến lược gia trưởng phụ trách mảng thị trường của Blue Line Futures ở Chicago cho biết.
Đồng giảm
Giá đồng và các kim loại cơ bản khác giảm mạnh do thị trường chuẩn bị tâm lý cho việc Fed tăng lãi suất mạnh mẽ sẽ làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu đối với kim loại.
Nhiều nhà phân tích hiện đang lo ngại về sự suy thoái ở Mỹ và các nơi khác. Đồng USD mạnh lên làm cho kim loại, được định giá bằng tiền Mỹ, trở nên đắt hơn đối với những người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác, và do đó có thể làm giảm nhu cầu.
Giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 2,3% xuống 7.160 USD/tấn vào lúc kết thúc phiên, sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất trong 20 tháng, là 7.059 USD.
Cao su thấp nhất 2 tháng
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng do dữ liệu cho thấy mức lạm phát cao nhất của Mỹ trong hơn 40 năm làm dấy lên lo ngại về việc tăng lãi suất mạnh mẽ - có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và hạn chế nhu cầu.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn Osaka kết thúc phiên giảm 2 yên, tương đương 0,8%, xuống 241,8 yên (1,74 USD)/kg. Hợp đồng này trong phiên có lúc chạm 241,3 yên, thấp nhất kể từ ngày 16 tháng 5.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải lúc đóng cửa giảm 240 nhân dân tệ, tương đương 2%, xuống 12.055 nhân dân tệ (1.789,08 USD)/tấn, sau khi có lúc giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm.
Cà phê arabica giảm xuống dưới 2 USD
Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE giảm xuống dưới 2 USD/lb, chạm mức thấp nhất trong 9 tháng do các tín hiệu kỹ thuật về xu hướng giảm kích hoạt động bán ra và khi xuất khẩu từ nhà sản xuất hàng đầu Brazil tiếp tục tăng.
Theo đó, arabica giao tháng 9 giảm 4,7% xuống 1,9735 USD/lb. Cà phê robusta giao tháng 9 cũng giảm 2,6% xuống 1.931 USD/tấn.
Lúa mì và đậu tương giảm, ngô tăng
Giá lúa mì Mỹ giảm phiên thứ 4 liên tiếp do lạc quan về một thỏa thuận có thể dẫn tới việc Ukraine được nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc qua khu vực Biển Đen. Giá đậu tương phiên này cũng giảm, riêng ngô tăng do lo ngại thời tiết nắng nóng làm hạn chế sự phát triển của cây ngô ở khu vực Trung Tây nước Mỹ trong giai đoạn quan trọng – hoa t hụ phấn.
Giá ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 5-3/4 cent lên 6,01 USD/bushe, lúa mì đỏ mềm kỳ hạn tháng 9 giảm 15-3/4 cent xuống 7,95 USD/bushel, trong khi đậu tương giao tháng 11 giảm 8-1/2 cent xuống 13,41 USD/bushel.
Quặng sắt thấp nhất 8 tháng
Giá quặng sắt phiên vừa qua giảm, với hợp đồng tham chiếu trên sàn Singapore giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 8 tháng - dưới 100 USD, do gia tăng lo ngại rằng nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép ở Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong ngắn hạn.
Hợp đồng quặng sắt giao tháng 8 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 8,2% xuống 99,90 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 11.
Daniel Hynes, chiến lược gia hàng hóa cấp cao của ANZ cho biết: "Giá quặng sắt vẫn dễ bị rủi ro giảm trong ngắn hạn". "Nhu cầu thép từ lĩnh vực xây dựng ở Trung Quốc yếu đi là một cơn gió lớn đối với giá quặng sắt."
Trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc, hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 kết thúc phiên giao dịch ban ngày giảm 2,6% xuống 695,50 nhân dân tệ (103,21 USD)/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 15/7:
Minh Quân
Theo Nhịp sống kinh tế