Báo cáo ngành chăn nuôi 2021

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên gia súc tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nhưng sản lượng sản phẩm chăn nuôi vẫn tăng. Ước tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Mười Hai năm 2021 tăng khoảng 3,0% so với cùng thời điểm năm 2020; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 4.180,2 nghìn tấn, tăng 3,6% so với năm 2020, tăng 13,9% so với kế hoạch.

    Tình hình chung

    Theo Bộ NN&PTNT, năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên gia súc tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nhưng sản lượng sản phẩm chăn nuôi vẫn tăng. Ước tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Mười Hai năm 2021 tăng khoảng 3,0% so với cùng thời điểm năm 2020; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 4.180,2 nghìn tấn, tăng 3,6% so với năm 2020, tăng 13,9% so với kế hoạch.

    Tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Mười Hai năm 2021 tăng khoảng 2,0% so với cùng thời điểm năm 2020; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 1.940,9 nghìn tấn, tăng 3, 2%so với năm 2020 và tăng 25,9% so với kế hoạch; sản lượng trứng gia cầm cả năm ước đạt 17,5 tỷ quả, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2020.

    Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng  ước đạt 39 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu chăn nuôi cả năm 2021 ước đạt 434 triệu USD, tăng 2,1% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 111 triệu USD, tang 8%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 116 triệu USD, tăng 18,5%.

    Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 12 đạt 270,8 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2021 đạt 3,4 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2020. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 1,2 tỷ USD, tăng 13,4%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 16,9%

    Ngành chăn nuôi trong năm 2021 đối mặt với nhiều khó khăn: (1) Do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tácđộng đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàncầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụsảnphẩm; (2) Dịch bệnh trên động vật tiềm ẩn nguy cơ bùng phát,nhất là bệnh Dịchtả lợn Châu Phi, xuất hiện chủng virus nguy hiểm trên đàn gia cầm (H5N6, H5N8…)và bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Tuy vậy, nhìn chung số lượng và sản lượng sản phẩm chăn nuôi vẫn tăng trưởng.

    – Chăn nuôi trâu, bò: Tình hình chăn nuôi trâu, bò trên cả nước trong cả năm 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Viêm da nổi cục. Hiện nay, dịch đang dần được kiểm soát nhưng nguy cơ bùng phát vẫn còn cao. Theo Tổng cục Thống kê (TCTK) ước tính tổng đàn trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12năm 2021 giảm khoảng 3,0%, tổng số bò tăng khoảng 1,3% so với cùng thời điểm năm 2020.

    – Chăn nuôi lợn: Trong năm 2021, chăn nuôi lợn tiếp tục gặp khó khăn khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng từ cuối năm 2020 đến nay và giá bánlợn hơi trên cả nước biến động theo chiều hướng giảm, đặc biệt là từ cuối tháng 4/2021. Trong bối cảnh nhiều yếu tố khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thua lỗ dẫn đến tâm lý người chăn nuôi lo ngại, không dám tái đàn. Thậm chí hiện nay, có một số địa phương có tình trạng người chăn nuôi lo lắng nên bán tháo đàn vật nuôi, khiến tình hình khó ổn định được trong thời gian ngắn. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng đàn lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12/ 2021 tăng 3,0% so với cùng thời điểm năm 2020.

    – Chăn nuôi gia cầm: cũng đang gặp nhiều khó khăn, nhấtlà ở khu vực miền Nam, do chi phí sản xuất tăng, khâu lưu thông bị gián đoạn, nhu cầu thị trường giảm, lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng cao, tăng nguy cơ thua lỗ. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12/2021 tăng 2,0% so với cùng thời điểm năm 2020.

    – Sản lượng thịt xuất chuồng các loại: Theo số liệu tính toán của TCTK, sản lượng thịt xuất chuồng các loại cả năm 2021 cụ thể như sau: Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 120,9 nghìn tấn, tăng 0,5% (riêng quý IV ước đạt 34,5 nghìn tấn, tăng 3,5%); sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 458,3 nghìn tấn, tăng 3,8% (quý IV ước đạt 123,2 nghìn tấn, tăng 5,4%); sản lượng sữa bò tươi cả năm ước đạt 1.159,3 nghìn tấn, tăng 10,5% (quý IV ước đạt 314,2 nghìn tấn, tăng 13,3%); sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 4.180,2 nghìn tấn, tăng 3,6% (quý IV ước đạt 1.124,4 nghìn tấn, tăng 0,2%); sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 1.940,9 nghìn tấn, tăng 3,2% (quý IV ước đạt 541,2 nghìn tấn, tăng 0,9%); sản lượng trứng gia cầm cả năm ước đạt 17,5 tỷ quả, tăng 5,1% (quý IV ước đạt 4,7 tỷ quả, tăng 7,4%) so với cùng kỳ năm 2020.

    chăn nuôi năm 2021

     

    Tình hình dịch bệnh

    Theo báo cáo của Cục Thú y, tính đến ngày 22/12/2021, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi cụ thể như sau:

    Dịch cúm gia cầm: Từ đầu năm đến ngày nay, cả nước đã xảy ra 108 ổ dịch CGC tại 74 huyện thuộc 31 tỉnh, thành phố (bao gồm: 07 ổ dịch do vi rút A/H5N1 tại 05 tỉnh, thành phố; 83 ổ dịch do vi rút A/H5N6 tại 23 tỉnh, thành phốvà 18 ổ dịch do vi rút A/H5N8 tại 11 tỉnh). Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 408.794 con (chiếm khoảng 0,08% tổng đàn gia cẩm trên cả nước).

    Hiện nay, cả nước có 02 ổ CGC A/H5N8 tại 02 tỉnh Ninh Bình và Quảng Ninh chưa qua 21 ngày. Số gia cầm bịtiêu hủy là 7.510 con.

    Dịch lợn tai xanh: Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước không phát sinh dịch bệnh Tai xanh

    Dịch Lở mồm long móng: Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước đã xảy ra 87 ổ dịch LMLM tại 46 huyện 18 tỉnh, thành phố; số gia súc mắc bệnh là 3.396 con gia súc. Số gia súc bị chết và tiêu hủy là 348 con.Hiện nay, cả nước không có dịch bệnh LMLM.

    Dịch tả lợn châu Phi: Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 2.286 ổ dịch tại 380 huyện thuộc 57 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy là 233.740 con (chiếm khoảng 0,87% tổng đàn lợn cả nước), tổng trọng lượng khoảng 11.678 tấn.

    Hiện nay, cả nước có 895 ổ dịch tại 227 huyện của 43 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày; tổng số lợn tiêu hủy là 132.826 con.

    Dịch Viêm da nổi cục: Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước đã xảy ra 4.286 ổ dịch tại 456 huyện 55 tỉnh, thành phố; sốgia súc mắc bệnh là 206.746 con trâu, bò. Số gia súc bị chết và tiêu hủy là 28.889 con.

    Hiện nay, cảnước có 188 ổ dịch tại 50 huyện của 12 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày; tổng số trâu, bò mắc bệnh là 21.231 con, số trâu, bò đã tiêu hủy là 2.935 con.

     

    Thị trường sản phẩm chăn nuôi

    Tại thị trường thế giới, giá lợn nạc giao tháng 2/2022 ở Chicago, Mỹ biến động tang trong tháng 12/2021 với mức tang 3,375 UScent/lb lên mức 83,35 UScent/lb. Giá thịt lợn tăng do nguồn cung thịt lợn giảm.

    Tại thị trường trong nước, trong tháng 12/2021, giá lợn hơi biến động trái chiều tại các địa phương trên cả nước. Giá heo hơi tại miền Bắc ổn định ở mức 47.000-50.000 đồng/kg. Tại Hưng Yên và Thái Nguyên, giá thu mua heo hơi ở mức 49.000 đồng/kg. Hai tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang và Thái Bình lần lượt giao dịch với giá 47.000 đồng/kg và 48.000 đồng/kg.

    Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi điều chỉnh tăng 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 47.000 - 51.000 đồng/kg. Các tỉnh Quảng Trị, Hà Tĩnh hiện đang giao dịch tại mức 48.000 đồng/kg.Tương tự, giá heo hơi tại miền Nam dao động trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg. Các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Bình Dương và Sóc Trăng lần lượt thu mua tương ứng là 48.000 - 49.000 đồng/kg.

    Giá thu mua gà tại trại biến động trái chiều tại các vùng miền trong tháng qua.Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Bắc, miền Trung tăng 2.000 đồng/kg lên mức 48.000 đồng/kg. Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Nam giảm 2.000 đồng/kg xuống mức 44.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp Bắc tăng 9.000 đồng/kg lên 33.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp miền Trung ổn định ở mức 30.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp  miền Nam giảm 3.000 đồng/kg xuống mức 28.000 đồng/kg. Giá trứng gà miền Bắc, miền Trung và miền Nam ổn định ở mức 1.300 - 1.700 đồng/quả. Nhìn lại năm 2021, giá thu mua gà tại trại giảm trong 10 tháng đầu năm, nhưng tăng nhẹ trong 2 tháng cuối năm do nhu cầu khởi sắc.

     

    Thị trường xuất nhập khẩu 

    Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi:

    Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng  ước đạt 39 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu chăn nuôi cả năm 2021 ước đạt 434 triệu USD, tăng 2,1% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 111 triệu USD, tăng 8%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 116 triệu USD, tăng 18,5%

    Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi:

    Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 12 đạt 270,8 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2021 đạt 3,4 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2020. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 1,2 tỷ USD, tăng 13,4%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 16,9%.

    Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu:

    Ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 12 đạt 360triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu năm 2021 đạt4,9 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020.

    Trong 11 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu từ các thị trường: Achentina (chiếm 34,6% thị phần), Hoa Kỳ (16,7%) và Braxin (11,9%). So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam từ 3 thị trường này đều tăng, mức tăng lần lượt là: 11,6%, 64,4% và 54,6%

    Nhập khẩu đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu tháng 12 đạt 200 nghìn tấn với giá trị đạt 116,4 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương năm 2021 đạt 2 triệu tấn và 1,2 tỷ USD, tăng 7,5% vềkhối lượng và tăng 52,1% về giá trị so với năm 2020.

    Braxin, Hoa Kỳ và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2021 với 97,5% thị phần. So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu đậu tương từ Braxin tăng 85,5%, Hoa Kỳ (+33%) và Canada (+9,7%).

    Nhập khẩu lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì tháng 12 đạt 210nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 62,9triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì năm 2021đạt 4,7 triệutấn và 1,4tỷ USD, tăng 58,3% về khối lượng và tăng 80,6% về giá trị so với năm 2020.

    Nguồn nhập khẩu lúa mì chính của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2021 là từ các thị trường: Ôxtrâylia (chiếm tỷ trọng 69,5%), Ucraina (6,2%) và Hoa Kỳ (4,8%). So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu lúa mì của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2021 từ Ôxtrâylia tăng 460,4%; Ucraina (+45,9%), Hoa Kỳ (-55,9%).

    Nhập khẩu ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu tháng 12 đạt500 nghìntấn với giá trị đạt 154 triệuUSD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô năm 2021 đạt 10 triệu tấn và 2,9 tỷ USD, giảm 17% về khối lượng nhưng tăng 20,3% về giá trị so với năm 2020.

    Nguồn nhập khẩu ngô của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2021 chủ yếu từ 3 thị trường: Achentina, Braxin và Ấn Độ chiếm 86,5% thị phần. So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu ngô 11 tháng đầu năm 2021 từ Achentina tăng 13%, Braxin giảm 25,5% và Ấn Độ gấp 386,8 lần.

    Nguồn: channuoivietnam.com

    Đăng nhận xét

    Mới hơn Cũ hơn